Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Tủ bếp nhà chị HẠNH - Q10

Tủ bếp đẹp nhà chị HẠNH- Q10




Nhìn chung, gian bếp hiện đại ngày nay có thiết kế khá đơn giản để giảm mùi thức ăn bám bên trong các kệ tủ và dễ vệ sinh các kệ tủ. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn có thói quen giữ tủ kệ nhiều nhưng lại ít dùng. 

Chủ nhân cũng cần đầu tư thiết bị hút mùi tại khu vực nấu và chú ý đến hệ thống thoát hơi, nhằm giảm nhiệt độ nóng và bám mùi tại những phòng khác trong nhà”.

Đầu tư cho một gian bếp “chuẩn”, số tiền trung  bình khoảng từ 70 triệu đến hơn 100 triệu đồng, đó là chưa kể các loại phụ kiện nhập ngoại đắt tiền như máy rửa chén hay hệ thống lò nướng hiện đại.


Quy trình làm tủ bếp:

Xem mẫu tủ Bếp - Đo đạc và tư vấn - Lên Bảng Thiết Kế Tủ Bếp - Ký đơn đặt hàng - Sản xuất tủ bếp - Lắp ráp hoàn thiện.


(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo quý khách có nhu cầu xin vui lòng liện hệ với công ty để được tư vấn và hỗ trợ)


Tags: tủ bếp, tủ bếp đẹp 2012, tu bep dep, tủ bếp đẹp 2011, tủ bếp gỗ, tu bep, tubep, tu bep hien dai, tu bep gia dinh




Tủ bếp hiện đại nhà chị TRINH - Tân Phú

Tủ bếp hiện đại nhà chị TRINH - Tân Phú



Tủ bếp với tạo hình bắt mắt, màu sắc đẹp, kiểu dáng trang nhã và phù hợp với cấu tạo địa hình nhà bạn sẽ mang đến cho bạn cảm giác như mang cả thế giới tủ bếp trong nhà bạn. 

Quy trình làm tủ bếp: 08 39 48 55 63

Xem mẫu tủ Bếp - Đo đạc và tư vấn - Lên Bảng Thiết Kế Tủ Bếp - Ký đơn đặt hàng - Sản xuất tủ bếp - Lắp ráp hoàn thiện.

(Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo quý khách có nhu cầu xin vui lòng liện hệ với công ty để được tư vấn và hỗ trợ)





Tủ bếp hiện đại nhà cô BẠCH - Gò Vấp

Tủ bếp hiện đại nhà cô BẠCH - Gò Vấp



Tủ bếp với tạo hình bắt mắt, màu sắc đẹp, kiểu dáng trang nhã và phù hợp với cấu tạo địa hình nhà bạn sẽ mang đến cho bạn cảm giác như cả thế giới đang trong nhà bạn. 


Giới thiệu chung đặt điểm tủ bếp

- Chất liệu tủ bếp: Cánh tủ và Thùng tủ được sử dụng gỗ công nghiệp dán laminate
- Tính chất vật liệu:
- Phụ kiện tủ bếp gồm:Tay nắm âm bằng nhôm, ray trượt bản lề tủ bếp- Chiều cao tủ bếp trên:
- Chiều cao tủ bếp dưới:
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới: ...mm
- Tổng chiều cao tủ bếp: ...mm
- Màu sắc kệ bếp
- Bề mặt tủ bếp: sử dụng đá đen huế.
- Khay úp chén tủ trên: chất liệu bằng inox
- Khay úp chén tủ dưới: chất liệu bằng inox
- Kệ gia vị tủ: chất liệu bằng inox
- Ray trượt bình ga wellmax: chất liệu bằng inox
- Sử dụng bếp gas âm
- Lò vi sóng
- Sử dụng quạt hút mùi, hút bụi cho tủ bếp.

Quy trình làm tủ bếp: 08 .39 48 55 63

Xem mẫu Tủ Bếp - Đo đạc và tư vấn - Lên Bảng Thiết Kế Tủ Bếp, Kệ bếp - Ký đơn đặt hàng - Sản xuất tủ bếp - Lắp ráp hoàn thiện.



Tủ bếp: nơi thể hiện phong cách sống

Trong nhà ở, tủ bếp (có thể hiểu rộng bao gồm cả nơi đun nấu và phòng ăn) là không gian không thể thiếu. Dù nhà lớn hay nhỏ thì nhà phải có bếp mới đúng nghĩa một ngôi nhà. Bếp không chỉ là một không gian chức năng phục vụ cho cuộc sống mà còn có ý nghĩa tinh thần lớn. Một ngôi nhà, một căn nhà sẽ lạnh lẽo nếu như bếp không thường xuyên nổi lửa.

Không gian quan trọng nhất

Những ngôi nhà truyền thống xưa ở nông thôn, tủ bếp bao giờ cũng được hẳn một gian riêng – thường gọi là nhà ngang, nhà bếp; cách biệt với nhà chính qua khoảng sân. Lý do có phần bắt nguồn từ phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt… và cả vấn đề phòng chống hoả hoạn. Nhưng rõ ràng cũng có một lý do khác: đó là bếp rất quan trọng, không thể dấm dúi tạm bợ một góc nào đó được. Yếu tố tinh thần cũng được thể hiện và tôn vinh qua câu chuyện ông Táo – thần bếp trong dân gian mà ai cũng biết. Đó cũng là một tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp xuất phát và liên quan đến bếp.

Đã có nhiều sự thay đổi, từ cấu trúc và kiến trúc của ngôi nhà, phương thức sản xuất – làm việc, quan niệm sống, các yếu tố kinh tế, xã hội khác. Tủ bếp trong những ngôi nhà hiện đại ở đô thị đã có nhiều thay đổi, nếu không muốn nói là hoàn toàn khác. Và thực tế cho thấy càng ngày không gian bếp càng được chủ nhân chú trọng hơn, quan tâm hơn và đầu tư nhiều hơn. Không chỉ đơn giản là một không gian chức năng thuần tuý phục vụ cho việc nấu – ăn, mà nó còn là một không gian gắn bó với tổng thể ngôi nhà, một phần nội thất quan trọng. Chính vì vậy việc thiết lập và tổ chức một phòng bếp – ăn như thế nào cũng là việc không đơn giản; đòi hỏi sự chuyên nghiệp, sáng tạo của nhà thiết kế. Và nhìn nhận theo cách rất… đời sống, thì không gian bếp chính là nơi thể hiện nét sinh hoạt, văn hoá của gia đình một cách nhiều nhất, trung thực nhất. Bởi lẽ đó là nơi sinh hoạt thường xuyên với nhiều thành viên gia đình nhất (có khi có cả khách). Nói một cách khác, bếp cũng là nơi thường xuyên thể hiện phong cách sống; và vì lẽ đó, bếp cũng được đầu tư thiết kế, trang trí, sắp đặt… để thể hiện yếu tố đó trong mối quan hệ hai chiều.

Bếp hiện đại nhưng thói quen sinh hoạt có lẽ vẫn chưa cập nhật tương ứng.
Những yếu tố liên quan tới phong cách bếp

– Kiến trúc và không gian: trước hết, dù muốn hay không thì bếp cũng phải phụ thuộc vào kiến trúc, cấu trúc chung của ngôi nhà và các không gian, các phòng chức năng liên quan nói riêng. Sẽ không thể có một mặt bằng phòng bếp rộng rãi, không gian mở, thoáng đãng nhìn ra sân vườn nếu như nhà không đủ diện tích, hay thiếu mặt thoáng, không có sân vườn. Và nếu đã quyết định bếp ở trên lầu chứ không phải tầng trệt thì cũng khó có một cái sân ướt như thường thấy ở những nếp nhà cũ. Cũng không thể có một cấu trúc khu vực bếp khép kín nếu như việc ngăn cách là không thể vì sẽ chia cắt không gian, làm chật chội và ảnh hưởng đến giao thông. Điều này thường gặp trong các căn hộ chung cư. Chính vì vậy, việc định hình một phong cách bếp, một kiểu dáng hay tính chất phòng bếp phải nằm trong ý đồ chung của nhà thiết kế đối với ngôi nhà, cùng phong cách kiến trúc – nội thất. Trong kiến trúc nhà ở hiện đại, phòng bếp không thể tách rời hoàn toàn như kiểu “nhà ngang” xưa trong nhà ở nông thôn. Và dù to hay nhỏ thì căn bếp hiện đại phải có đủ ba khu chức năng – vị trí thiết bị, cũng là quy trình làm bếp. Đó là: tủ lạnh, chậu rửa và bếp nấu. Xen kẽ giữa những vị trí này là các khoảng đệm để soạn, đặt đồ hay làm các thao tác gia công, chế biến. Muốn thiết kế phong cách bếp thế nào thì cũng phải dựa trên những cơ sở trên; bởi phòng bếp tính công năng vẫn phải đặt lên hàng đầu.

– Hệ thống đồ nội thất, thiết bị và trang trí nội thất cho không gian bếp: đây là phần đi sau những phần trên, mà quan trọng nhất là hệ thống tủ bếp. Mặt bằng, cấu trúc và chất liệu, màu sắc tủ bếp quyết định phần lớn phong cách của phần này. Các loại thiết bị (tủ lạnh, bếp, máy hút mùi, vòi nước, chậu rửa…) thường được lựa chọn cho phù hợp, cùng với một số vật liệu khác như vật liệu ốp lát tường giữa tủ trên và tủ dưới, các loại phụ kiện đi kèm như bản lề, tay co cánh tủ, giá kệ liên quan. Nếu như bàn ăn nằm ngay cạnh hệ thống tủ bếp thì bàn ăn (cùng ghế), hệ thống chiếu sáng bàn ăn cũng góp phần tạo nên phong cách của không gian bếp. Bếp có thể đơn giản, có thể cầu kỳ; có thể cổ điển, có thể hiện đại, có thể nhẹ nhàng thanh lịch và cũng có thể mạnh mẽ ấn tượng… Một không gian bếp theo phong cách cổ điển đương nhiên đừng lạm dụng nhiều kính và kim loại, đừng làm những cánh tủ phẳng lì và trơn tuột, cũng đừng có sơn những màu chói gắt. Một không gian bếp hiện đại thì phải tổ chức thật khoa học trong mặt bằng bố trí, tối ưu hoá hệ thống tủ, kệ, tránh những chi tiết rườm rà của đồ nội thất. Phần trang trí thường bổ sung để làm hoàn hảo phong cách đã định hình. Đó có thể là những bức tranh treo trên tường, những bức tượng hay những vật trang trí khác, chậu cây nhỏ… đặt trên tủ trang trí, giá, kệ. Phần trang trí này cũng có thể chính là những dụng cụ của nhà bếp hay những thành phần thực phẩm, đồ uống liên quan như bát dĩa, ly, chai rượu, các loại bình ngâm, hoa quả tươi… Bài trí ở chỗ nào và sắp xếp như thế nào hoàn toàn là ý thích và sự sáng tạo của chủ nhân hay chính người làm bếp. Những trang trí này có thể thay đổi theo ngày, theo tuần, theo mùa hay theo… sự ngẫu hứng.
– Thói quen sinh hoạt, nếp sống, văn hoá của gia chủ: đây là những yếu tố rất quan trọng liên quan đến sự hình thành và tồn tại của phong cách bếp. Không gian bếp (và phòng ăn) có haichức năng chính: làm bếp, và ăn. Đó là hoạt động thường ngày không thể thiếu trong cuộc sống bình thường của mọi gia đình, con người. Như phần đầu bài đã nói, nơi đây thể hiện rõ nhất phong cách sống, văn hoá sống của gia đình. Đây cũng là không gian sinh hoạt chung thường xuyên và gần gũi nhất của những thành viên trong gia đình với nhau. Người thiết kế cần nắm được, “đọc” được điều này để kiến tạo thành công một không gian nhiều ý nghĩa. Thực tế nhiều căn bếp làm đã làm gia chủ thất vọng, nhất là các bà nội trợ. Nói không đẹp, không xịn thì không đúng; nhưng nó cứ “thế nào ấy”, xa lạ, không quen với chủ nhân căn nhà hay với người làm bếp.

Đầu tư vào bếp ít khi để ngắm, để chơi; đó là nhu cầu sử dụng rất thật. Những người phụ nữ luôn coi bếp là không gian của mình. Bếp có làm đẹp, xịn mấy cuối cùng cũng dành cho mục đích chính là nấu, và ăn – cũng cần hiểu đây là một quy trình chứ không phải hành vi đơn lẻ.

Mỗi gia đình, mỗi cá nhân có một thói quen “vào bếp” khác nhau. Và căn bếp phải đáp ứng được nhu cầu, thói quen ấy. Đó là sự lý giải thêm tại sao những căn bếp không nên và không thể giống nhau. Có người ở nông thôn ra thành phố hàng chục năm, dùng bếp gas rồi vẫn bứt rứt không có than củi để… nướng khoai. Có người lấy việc gia công đồ ăn làm niềm vui, thích nhặt rau, mổ cá, làm gà… không thích mua đồ làm sẵn trong siêu thị. Với họ, có một sân ướt gần khu vực bếp quả là tuyệt vời. Cách đây vài năm, có một khách hàng của tôi làm hoàn thiện chung cư cứ đòi xây bệ bếp bằng gạch đổ bản bêtông thay vì làm tủ gỗ mặt đá với lý do là để… chặt thịt gà cho sướng. Có người, khi làm việc với kiến trúc sư bàn chuyện xây nhà mới, vẫn đề nghị rằng: liệu có giữ lại cái chạn được không? Dùng chạn quen rồi, dùng tủ bếp e rằng… bất tiện.
Rồi đến ăn, đó là mục đích cuối cùng, là yêu cầu tối thượng mà bếp phải đáp ứng. Trong văn hoá và phong tục Việt Nam, ăn là một hành động có ý nghĩa hơn rất nhiều nếu so với nghĩa đen thuần tuý. Bữa ăn là nơi các thành viên trong nhà gặp gỡ, sum họp, là sự gắn kết và chia sẻ.


Bếp giản dị, như nếp sinh hoạt của gia đình.
Sự dung hoà cần thiết 

Trong mọi trường hợp, sự dung hoà là rất cần thiết, đặc biệt là những yếu tố liên quan tới thói quen sinh hoạt và nếp sống ở không gian bếp. Những thói quen, nếp sống này có thể đã có từ rất lâu, ăn sâu và ảnh hưởng mạnh tới mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với những người làm công việc nội trợ. Tuy vậy, một căn bếp kiểu mới khác nhiều với căn bếp kiểu cũ, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu và thói quen cũ. Với những bếp xưa, khu vực đun nấu và khu vực ăn là tách biệt, trong khi bếp bây giờ thường tích hợp chung, tạo thành một bố cục, cấu trúc hoàn chỉnh và hợp lý. Nhiên liệu, chất đốt cũng đã khác; gas, điện thay cho rơm rạ, củi, dầu… và những thực phẩm chế biến sẵn cũng ít nhiều thay thế những thực phẩm tươi sống dạng “thô”. Với những công thức của thiết kế, cùng vật liệu và thiết bị mới, những căn bếp hiện đại rất dễ giống nhau. Mà như trên đã nói, bếp không nên và không thể giống nhau. Bếp cần đáp ứng được những nhu cầu, thói quen và nếp sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Nhưng không thể áp đặt hoàn toàn một cách khiên cưỡng. Bếp không nhất thiết được thiết kế theo tất cả mọi nhu cầu và yêu cầu của chủ nhân, và chủ nhân cũng không thể bị bắt buộc thay đổi thói quen, nếp sống theo một kiểu bếp mới có cấu trúc, thiết bị và công nghệ mới. Người thiết kế phải nắm rõ được vấn đề cuộc sống, thói quen và văn hoá sống để trao đổi và làm nhiệm vụ dung hoà các mối quan hệ. Có những thứ đã lạc hậu, lỗi thời có thể bỏ để hướng tới những giá trị văn minh phù hợp với cuộc sống hiện đại, kiến trúc hiện đại hơn; có những thứ lại nên gìn giữ nếu như đó là một điều hay và không xung đột, hoàn toàn có thể đáp ứng được. Ví như một cái sân ướt để gia công, vẫn rất cần thiết và nên làm nếu có điều kiện về vị trí và diện tích. Có gia đình hay mời cơm khách, cần thiết một bàn ăn nhiều người, thậm chí phải có đủ diện tích của khu vực bếp hay lân cận có thể ngồi ăn trên sàn một cách linh hoạt. Bếp, từ xưa không chỉ là một “xưởng chế biến” thức ăn, mà cũng là nơi giao lưu tâm tình. Vậy thì một căn bếp hiện đại làm như thế nào để có thể đáp ứng được thói quen và nhu cầu ấy, dù đã khác với bếp củi lửa rơm rạ xưa rất nhiều. Có một thực tế hay xảy ra là người thiết kế hay làm việc với chủ nhân là người bố, người chồng, người đàn ông trong gia đình (kiến trúc sư thiết kế cũng… ít làm bếp), nên thường thiếu sự quan tâm nhất định tới vai trò, thói quen và sở thích của người phụ nữ – người làm chủ căn bếp. Thế nên kết quả dễ bị rơi vào tình trạng nặng về tính hình thức, không đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết, hay là duy ý chí của những người đàn ông. Nhiều khi thiết kế quá chú trọng và ưu ái về cái quầy bar, tủ rượu… mang tính trang trí, hình thức, không thiết thực mà bỏ qua, quên đi những yếu tố khác mà người phụ nữ nội trợ rất cần. Điều đó cũng cần sự dung hoà cần thiết nằm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mà người thiết kế phải có cái nhìn và giải pháp tổng quan, khéo léo.

Ở góc độ của người sử dụng bếp, người nội trợ, cần phải nhận thức rằng thái độ cầu thị, lắng nghe cũng rất quan trọng. Không nên quá bảo thủ để khư khư bám lấy những cái xưa cũ, lạc hậu, có nhiều tác động tiêu cực, phải chấp nhận điều chỉnh, thay đổi để thích nghi với không gian sống hiện đại, cuộc sống hiện đại, công nghệ hiện đại. Những giá trị tích cực, giá trị văn hoá có thể gìn giữ một cách linh hoạt chứ không phải nhất nhất theo một thói quen. Một phong cách sống không hoàn toàn phụ thuộc vào không gian bếp hay kiến trúc cụ thể mà nó nằm trong mối tương quan nhiều chiều. Và bếp, dù thiết kế hay, đẹp đến mấy (về mặt chuyên môn thuần tuý) cũng không thể làm nên giá trị văn hoá hay phong cách sống của mỗi gia đình, mà nó chỉ hỗ trợ và làm tôn vinh thêm chủ thể là những con người, những thành viên trong gia đình và mối quan hệ gia đình ấy.

Refresh cho bộ tủ bếp

Bạn muốn trang trí cho bộ tủ bếp đã cũ mà không tốn nhiều kinh phí, hãy tham khảo vài cách dưới đây.

tủ bếp nhà anh HUYỀN TB326

Sơn lại mầu sắc tủ bếp
 
Bộ tủ bếp này đã có một sự thay đổi bất ngờ nhờ lớp sơn màu cam hiện đại. Màu sắc được sử dụng ở đây đã tạo ra được một hình ảnh đẹp khi kết hợp với bối cảnh gỗ tối và phần cứng đơn giản.


Sơn tủ gỗ bằng một lựa chọn màu sắc táo bạo, chẳng hạn như màu xanh ngọc đậm đặc, sôi đông này giúp đem đến một cái nhìn hiện đại hơn. Khi lớp sơn khô đi, bạn có thể thêm một số hoa văn đơn giản với màu sắc tương phản, vừa để làm sinh động vẻ ngoài, vừa để cân bằng màu sắc mạnh.

Sơn màu trắng kem vào tủ bếp tối trước đây là có thể làm cho nhà bếp cảm giác lớn hơn, chẳng hạn như nhà bếp này. Để tạo điểm nhấn màu sắc, sơn đảo bếp của bạn bằng một màu sắc tươi sáng. Hòn đảo này được sơn một màu tối hơn màu xanh lá cây của các bức tường để giúp nó nổi bật.

Ánh sáng màu xanh lá cây tươi nón trên tủ và tường bếp đã làm mới giao diện của một nhà bếp cũ. Màu sơn được lấy cảm hứng từ phong cách cổ điển thanh lịch. Sự nhấn mạnh sắc độ đậm hơn trên gạch men giúp tạo ra một vẻ sinh động hơn cho bề mặt. Phần tay nắm cũng được thay đổi một chút với các nút bấm và bản lề niken.


Hai lớp sơn biến đổi tủ gỗ đơn giản và rèm cửa trở nên bắt mắt và cuốn hút hơn hẳn. Rõ ràng với sắc đỏ đam mê thì nhà bếp trông cảm hứng và sinh động hoàn toàn. Pha trộn với một số phụ kiện nội thất màu đen và nâu đen giúp cân đối các mảng màu, đồng thời tạo ra một giao diện tương phản ấn tượng.

Thay thế mặt tủ kính

Bạn thích sự kín đáo nên lựa chọn một tủ bếp kín. Tuy nhiên với phần mặt kính phía trước thì bạn dễ dàng tìm kiếm cũng như quan sát nội dung bên trong hơn nhiều. Hãy thử một tấm kính mờ! Nó cung cấp cái nhìn vừa đủ như thủy tinh trong suốt nhưng vẫn che đậy được nội thất bên trong, đảm bảo được sự kín đáo, gọn gàng.

Tân trang cánh tủ bếp

Việc tân trang cánh tủ nhỏ bé những lại giúp thay đổi bộ mặt nhà bếp một cách đáng kể mà lại tiết kiệm chi phí. Những mảnh gỗ giá cả phải chăng bạn có thể tìm thấy trong nhiều phong cách và dễ dàng gắn kết bằng cách sử dụng keo gỗ. 

Tủ bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu

(Nha dep) - Làm sao để xoay sở đồ đạc tiện lợi trong diện tích khiêm tốn 11m2? 
 
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 2 cách cải tạo căn bếp 11m2 sao cho tiện nghi mà vẫn thoáng rộng.

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 1
Căn bếp trước khi tu sửa

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 2
Căn bếp sau khi tu sửa

1. Căn bếp mang lại cảm giác dễ chịu với tông màu xanh lam, trắng
Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 3
Sơ đồ căn bếp

Màu xanh lam được dùng làm gam màu chủ đạo, cụ thể là được áp dụng cho màu sơn tường. Còn màu trắng được dùng để tô điểm, tạo điểm nhấn thông qua những mảng tưởng nhỏ, bề mặt bếp, giá đựng, ghế ngồi... Ngoài ra, các vật dụng và phụ kiện khác trong bếp cũng được dùng xen kẽ hai tông màu này để tạo sự đồng nhất. Để căn bếp thêm sinh động, bạn có thể sử dụng thêm gam màu vàng và xanh lá cây qua những phụ kiện nhỏ.

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 4

Nội thất được bố trí áp sát các bức tường theo hình chữ U với bên tay phải là dùng cho bếp nấu và bồn rửa, bên tay phải là để lắp giá đựng, đặt tủ bếp và khu vực ghế ngồi.

Từ cửa bước vào, bạn có thể nhìn thấy căn bếp được bố trí nội thất áp sát các bức tường theo hình chữ U với bên tay phải là dùng cho bếp nấu và bồn rửa, bên tay phải là để lắp giá đựng, đặt tủ bếp và khu vực ghế ngồi. Bên dưới bồn rửa và bếp nấu sẽ được tận dụng lắp tủ bếp, giúp tăng không gian lưu trữ.
Đối diện cửa ra vào là cửa sổ bằng kính, giúp đón ánh sáng tự nhiên vào trong bếp. Cửa sổ có rèm kéo để che nắng khi cần. Ngoài ra, cạnh cửa sổ có bày trí cây, hoa cho thêm sinh động. Để căn bếp đẹp mắt hơn, bạn hãy treo thêm tranh ảnh.

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 5

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 6

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 7

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 8

2. Căn bếp sang trọng, lãng mạn với tông màu trắng, tím

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 9
Sơ đồ căn bếp

Ở căn bếp được tu sửa thứ hai này, tông màu trắng lại được dùng làm gam màu chủ đạo. Nó được sử dụng cho tường và một số nội thất chính như tủ bếp. Còn màu tím được dùng làm gam màu tạo điểm nhấn thông qua các phụ kiện như lọ hoa, chai lọ, túi xách, thảm ngồi...

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 10

Với cách cải tạo thứ hai, căn bếp được lắp cửa ra vào ở cạnh chiều dài thay vì chiều rộng. Khi mở cửa bước vào, bạn cũng sẽ nhìn thấy cửa sổ ở mảng tường đối diện nhưng lần này sẽ là hai cửa sổ được ngăn cách bởi cột tường. Ngay cạnh một ô cửa sổ đó và cũng là đối diện với cửa ra vào là khu vực bàn ăn có ghế dài và ghế đẩu. Ngồi ăn ở đây, bạn sẽ tha hồ ngắm cảnh.

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 11

Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 12


Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 13 
Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 14
Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 15
Bếp 11m2 đã gọn lại còn xinh kỳ diệu - 16

Cạnh khu vực bàn ăn và cũng ngay cạnh ô cửa sổ thứ hai là khu vực bếp nấu. Ánh sáng từ cửa sổ sẽ giúp bạn có thể thoải mái nấu nướng mà không cần đèn vào ban ngày.

Ở mảng tường ngay cạnh đó là khu vực bồn rửa với bên dưới và bên trên được tận dụng lắp tủ bếp. Mảng tường trống giữa tủ bếp trên và dưới có dán giấy dán tường in hoa văn màu tím, có tác dụng trang trí cho căn bếp thêm đẹp.

Còn lại là khu vực bên tay trái cửa ra vào, nó được dùng để lắp tủ bếp làm nơi lưu trữ vật dụng cho phòng bếp.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Tủ bếp nào cho bạn? p2

tủ bếp đóng sẵn bị hạn chế về kích thước theo modul, cho nên không phải là dễ dàng để có thể chọn được loại tủ đóng sẵn phù hợp với không gian và kích thước của gian bếp. Tuy vậy, với ưu điểm giá thành rẻ hơn, có nhiều mẫu mã và nhãn hiệu, nếu lựa chọn kỹ vẫn có thể tìm được tủ bếp phù hợp.

Tủ bếp nào cho bạn?

Ở nhóm phụ kiện có rất nhiều loại phụ kiện mới như ray hộp Intivo, các thanh nâng cấp thành hộp bằng vật liệu mới như kính và da với chín loại da khác nhau của Hafele. Để tự động hóa tủ bếp có bộ Servo – Drive dùng điện, chỉ cần chạm nhẹ cánh cửa tủ sẽ tự động đóng vào hoặc mở ra. Ngoài các phụ kiện trên, các loại rổ mới dùng trong hộc tủ có nhiều tầng bằng thép mạ chrome. Các loại rổ kéo, rổ góc, bộ khay úp chén giúp cho bếp trở nên hiện đại và tiện dụng hơ.


Bồn rửa, tủ bếp đặt sát tường, những phụ kiện tủ bếp vừa là giải pháp tiết kiệm không gian, vừa tạo sự gọn gàng, khoa học.

Giá bán tủ bếp

Giá làm kệ bếp trên thị trường có nhiều loại. Thuê các cơ sở thi công riêng lẻ giá bếp khoảng 8,5 – 10,5 triệu/m (trên và dưới). Chọn các công ty có thương hiệu thi công thì giá cả từ 9 – 12 triệu đồng/m. Vật liệu chiếm vị trí quan trọng trong giá thành. Tủ bằng gỗ MDF thì giá tương đối mềm, còn làm bằng gỗ có giá trung bình 7,5 – 12 triệu đồng/m. Tủ bằng gỗ của các thương hiệu lớn giá 10 – 20 triệu đồng/m.


Mặt bếp đá tự nhiên giá 2,2 – 4 triệu đồng/m, đá nhân tạo cao hơn gấp hai đến năm lần. Khách hàng hiện nay không ngần ngại chi tiền cho bếp. Theo một số đơn vị thi công kệ bếp thì lượng khách hàng làm tủ bếp với giá từ 70 – 150 triệu đồng tăng nhanh.

Tủ bếp nào cho bạn?

tủ bếp đóng sẵn bị hạn chế về kích thước theo modul, cho nên không phải là dễ dàng để có thể chọn được loại tủ đóng sẵn phù hợp với không gian và kích thước của gian bếp. Tuy vậy, với ưu điểm giá thành rẻ hơn, có nhiều mẫu mã và nhãn hiệu, nếu lựa chọn kỹ vẫn có thể tìm được tủ bếp phù hợp.

Tủ bếp nào cho bạn?

Lựa chọn tủ bếp theo chất liệu

Có rất nhiều chất liệu để làm tủ bếp như laminate, gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo hay superglass với bề mặt là sợi thuỷ tinh, gỗ có tráng bề mặt bằng acrylic surface hay bếp được làm hoàn toàn bằng solid suface. Sự phong phú về chất liệu tạo nên sản phẩm bếp đẹp sắc sảo và nhiều màu sắc hơn.

http://www.tubepxinh.com/picture/gallery/0000/i132_1.jpg

Chất liệu solid suface là một chất tổng hợp, trọng lượng nhẹ, chống cháy không mối mọt và không thấm nước. Bếp bằng chất liệu này được dựa theo bản thiết kế và bàn bếp sẽ được đúc liền khối theo kích thước của từng nhà. Chất liệu này còn được dùng làm tủ bếp để có sự đồng nhất

Mặt đá

Về mặt bếp có rất nhiều chất liệu,mẫu mã, mầu sắc khác nhau để lựa chọn:

- Đá tự nhiên

- Đá nhân tạo đúc khuôn theo một số kích cỡ và cung cấp cho các đơn vị thi công bếp.Mặt giả đá làm bằng compositter, acylic…

- Chất liệu acrylic surface có bề mặt bóng, phẳng hơn sơn và chống trầy xước.



còn tiếp...

Tủ bếp nhà chị MỸ LINH

Trong nhà ở, tủ bếp (có thể hiểu rộng bao gồm cả nơi đun nấu và phòng ăn) là không gian không thể thiếu. Dù nhà lớn hay nhỏ thì nhà phải có bếp mới đúng nghĩa một ngôi nhà. Bếp không chỉ là một không gian chức năng phục vụ cho cuộc sống mà còn có ý nghĩa tinh thần lớn. Một ngôi nhà, một căn nhà sẽ lạnh lẽo nếu như bếp không thường xuyên nổi lửa.


Tủ bếp hiện đại nhà chị MỸ LINH

phụ kiện tủ bếp nhà chị MỸ LINH

Giới thiệu chung đặt điểm tủ bếp

- Chất liệu tủ bếp: Cánh tủ và Thùng tủ được sử dụng gỗ công nghiệp dán laminate
- Tính chất vật liệu:
- Phụ kiện tủ bếp gồm: Tay nắm âm bằng nhôm, ray trượt bản lề tủ bếp
- Chiều cao tủ bếp trên:
- Chiều cao tủ bếp dưới:
- Khoảng cách giữa tủ bếp trên và tủ bếp dưới: ...mm
- Tổng chiều cao tủ bếp: ...mm
- Màu sắc kệ bếp: tông màu đỏ chủ đạo, gương áp tường màu xanh tạo điểm nhấn cho không gian bếp.
- Bề mặt tủ bếp: sử dụng đá đen huế.
- Khay úp chén tủ trên: chất liệu bằng inox
- Khay úp chén tủ dưới: chất liệu bằng inox
- Kệ gia vị tủ: chất liệu bằng inox
- Ray trượt bình ga wellmax: chất liệu bằng inox
- Sử dụng bếp gas âm
- Lò vi sóng
- Sử dụng quạt hút mùi, hút bụi cho tủ bếp.

Quy trình làm tủ bếp:

Xem mẫu Tủ Bếp - Đo đạc và tư vấn - Lên Bảng Thiết Kế Tủ Bếp, Kệ bếp - Ký đơn đặt hàng - Sản xuất tủ bếp - Lắp ráp hoàn thiện.